Tiểu đường rất dễ mắc phải ở những người ở độ tuổi trung niên trở lên. Vì thế việc xây dựng một thực đơn cho người tiểu đường chuẩn khoa học là rất quan trọng. Nếu không được kiểm soát rất dễ mắc các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…Trong bài viết này, Sống khỏe 247 sẽ giới thiệu cho người bệnh một mẫu thực đơn khoa học được áp dụng nhiều nhất.
Tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của bệnh là lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân là do cơ thể người bệnh không thể chuyển hóa lượng đường đã hấp thu để tạo ra năng lượng. Vì thế lượng đường tích tụ trong máu ngày càng cao.
Bệnh tiểu đường thường gặp ở những người cao tuổi. Tuy nhiên số trẻ em mắc tiểu đường cũng ngày càng cao. Hiện nay, bệnh tiểu đường có 2 thể chính là tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát rất dễ gây nên các bệnh lý tim mạch, thần kinh, các cơ quan mắt, thận,…

Những điểm cần chú ý khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường
Khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường, cần đặc biệt chú ý những điểm sau:
- Tinh bột: Chế độ ăn của người tiểu đường nên hạn chế càng nhiều tinh bột càng tốt. Vì trong tinh bột có chứa lượng glucozo khá lớn.
- Đường: Bệnh nhân tiểu đường nên tránh xa các loại bánh, kẹo, đồ ăn có nhiều đường. Bệnh nhân chỉ nên ăn thực phẩm có lượng đường thấp hoặc bằng 0. Có thể thay thế bằng đường ăn kiêng hoặc mật ong.
- Đạm: Lượng đạm nên ăn trong ngày cho người mắc bệnh tiểu đường rất ít. Chỉ nên dao động trong khoảng 1 – 1.5g/kg.
- Chất béo: Những chất béo động vật như mỡ lợn không phù hợp với người tiểu đường. Thay vào đó, người tiểu đường nên dùng chất béo không no như dầu thực vật (mè, oliu, đậu nành, lạc,…), dầu cá.
- Chất xơ: Người tiểu đường nên ăn càng nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày càng tốt. Chất xơ có thể đến từ các loại rau, củ, quả. Nước ép rau củ cũng đang được bệnh nhân tiểu đường rất ưa chuộng hiện nay.

Chi tiết thực đơn cho người tiểu đường trong 7 ngày khoa học nhất
Sáng | Trưa | Tối | |
Thứ 2 | Bún ngan
Ổi |
1 bát cơm
Canh rau cải nấu thịt bò Súp lơ xanh luộc Cá nục Đu đủ chín |
Đậu bắp, cà rốt luộc
Tôm hấp sả Salad dưa leo Sữa chua không đường |
Thứ 3 | Bún mọc
Sữa chua không đường |
1 bát cơm
Su su luộc Cá sốt cà Rau cải nấu thịt bằm Lê |
Cơm
Cá kèo kho rau răm Canh cải xoong thịt heo Đậu bắp luộc |
Thứ 4 | 2 lát bánh mì đen
Sữa dành cho người tiểu đường |
Cơm gạo lứt
Canh rau mồng tơi nấu cua Cá hấp Rau muống luộc Cam |
Cơm
Ức gà nướng Bắp cải luộc Nước ép cần tây |
Thứ 5 | Ngũ cốc
Sữa không đường |
Cơm gạo lứt
Canh giá đỗ Thịt nạc lợn băm Rau cải luộc Dâu tây |
Cơm
Canh rau lang Ức gà nướng Củ cải luộc |
Thứ 6 | Salad cà chua và Cháo gà | Cơm
Canh rau ngót nấu thịt lợn nạc Cá thu sốt Bí xanh luộc Sinh tố Bơ, chuối, sữa chua không đường |
Cơm gạo lứt
Canh bầu nấu tôm Đậu nhồi thịt sốt Nước ép táo dứa |
Thứ 7 | Cháo gàTáo | Cơm gạo lứt
Canh mướp Mực xào dứa Rau bí luộc Dứa |
Cháo gà
Canh bí xanh nấu sườn Cam |
Chủ nhật | Bánh mỳ trứng
Bưởi |
Cơm
Thịt gà kho gừng Canh bí đao Rau lang luộc Thanh long |
Cơm
Đậu hũ nhồi thịt sốt cà Canh rau dền nấu tôm Nước ép cà rốt, cần tay, dứa |

Trên đây là mẫu thực đơn cho người mắc bệnh tiểu đường. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hãy theo dõi chúng mình để có thể tham khảo nhiều mẫu thực đơn bổ ích khác nhé!