Táo bón ở trẻ em xảy ra khá phổ biến. Nếu bạn biết cách điều trị cho bé, hệ tiêu hóa sẽ nhanh chóng ổn định trở lại. Những bí kíp nào mẹ cần biết để giúp con “vượt táo” dễ dàng? Mẹ nên biết cách cải thiện và điều trị để hạn chế tình trạng táo bón cho bé yêu.Dưới đây, Sống khỏe 247 sẽ chia sẻ một vài bí kíp mẹ có thể tham khảo để cải thiện táo bón ở trẻ
Uống nước nhiều hơn để hạn chế táo bón ở trẻ
Cơ thể thiếu nước gây ra tình trạng táo bón ở trẻ em. Khi trẻ bị táo bón, bạn phải cho bé uống nhiều nước để giữ nước cho cơ thể. Bạn có thể thử nước có gas. Nước có gas có hiệu quả hơn nước lọc trong việc làm giảm táo bón
Tuy nhiên, không nên lạm dụng nước có gas. Nước có gas không tốt cho sức khỏe, uống nhiều có thể gây táo bón nhiều hơn.

Bổ sung nhiều chất xơ vào thực đơn hàng ngày cho bé
Chất xơ luôn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng. Vì thế bổ sung nhiều chất xơ vào thực đơn hàng ngày giúp hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ. Tăng cường chất xơ hỗ trợ khả năng vận động của đường ruột.
Tuy nhiên, chất xơ chỉ có thể làm tăng tần suất đi vệ sinh, giúp nhuận tràng. Chất xơ không thể giúp giảm táo bón. Ví dụ như khi trẻ đang bị táo bón, việc ăn thêm nhiều rau ngay lập tức không thể giúp trẻ đi tiêu dễ dàng hơn.

Có 2 loại chất xơ phổ biến là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan tốt cho hệ tiêu hóa hơn. Chất xơ hòa tan có nhiều trong cám, yến mạch, lúa mạch, các loại hạt, đậu, trái cây và rau quả. Chất xơ hòa tan có thể hấp thụ nước, tạo gel giúp làm mềm phân. Tốt nhất hãy nên sử dụng chất xơ hòa tan không lên men.
Bổ sung lợi khuẩn trị táo bón ở trẻ
Lợi khuẩn có lợi cho việc hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ em hiệu quả. Táo bón ở trẻ em có thể do mất cân bằng của vi khuẩn đường ruột. Mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho bé từ những thực phẩm như sữa chua, sữa chua uống, men vi sinh,…

Hạn chế sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa gây khó tiêu cho hệ tiêu hóa. Do trong các sản phẩm này chứa đường lactose. Loại đường này gây táo bón cho bé. Vì loại đường này không được tiêu hóa ngay, gây đầy hơi và buồn nôn. Vì thế, khi trẻ bị táo bón hoặc có dấu hiệu táo bón, bạn nên hạn chế cho bé uống sữa và các sản phẩm từ sữa. Như bơ, phô mai,…

Cho trẻ bị táo bón vận động nhiều hơn
Vận động đều đặn giúp hỗ trợ trị táo bón ở trẻ. Khi vận động, đường ruột được hoạt động. Như vậy rất tốt cho quá trình tiêu hóa và đi tiêu. Vì thế, mẹ nên tránh để con ngồi lì một chỗ. Hãy khuyến khích trẻ vận động nhiều, vừa tốt cho hệ tiêu hóa, lại giúp phát triển trí não tốt hơn.

Thiết lập thói quen vệ sinh đều đặn, đúng lúc
Ba mẹ nên khuyến khích con đi vệ sinh vào những thời điểm thường xuyên trong ngày. Đặc biệt là sau bữa ăn hay bất cứ khi nào bé cảm thấy muốn đi. Hãy để bé tập ngồi ít nhất 10 phút/lần. Đặt một chiếc ghế kê dưới chân. Tư thế này sẽ hỗ trợ phân đi ra dễ dàng hơn.

Riêng đối với trẻ nhỏ, bạn hãy tạo thói quen đi vệ sinh bằng cách nói: “Đến giờ đi vệ sinh rồi” thay vì hỏi “bé có muốn đi vệ sinh hay không?”
Massage bụng cho bé
Mát xa bụng cho bé có thể hỗ trợ điều trị táo bón. Bạn hãy tham khảo và làm theo những bước sau:
- Bước 1: Xoa lòng bàn tay vào nhau làm ấm tay. Sau đó dùng vài giọt dầu mát xa an toàn cho trẻ em vào lòng bàn tay.
- Bước 2: Đặt bé nằm ngửa. Sử dụng đầu ngón tay, ấn nhẹ lên bụng bé tạo thành hình chữ U ngược. Bắt đầu từ phía dưới bên trái di chuyển lên trên, qua trên rốn. Sau đó di chuyển xuống dưới
- Bước 3: Lặp lại thao tác từ 10 – 15 lần, 2 – 3 lần/ngày.

Ngoài ra, đặt con nằm ngửa, nắm 2 chân bé và tạo thành động tác đạp xe. Cách này giúp bé bị táo bón đi tiêu tốt hơn.
Sử dụng các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột
Các thực phẩm sau đây tốt cho đường ruột và có hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa và cải thiện táo bón ở trẻ em.
Nước ép rau má
Rau má chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Vì thế đây là loại rau giúp thanh nhiệt giải độc, hữu ích đối với đường ruột. Chất xơ trong rau má giúp làm mềm phân.
Mẹ có thể xay rau má lấy nước cho trẻ uống.Uống nước rau má vào các bữa phụ từ 2-3 lần/tuần.

Rau mồng tơi
Chất nhầy trong rau mồng tơi và chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là trị táo bón ở trẻ. Loại rau này còn giúp thanh nhiệt cho bé.
Mẹ có thể bổ sung rau mồng tơi cho bé. Có thể xay nhuyễn nấu với bột. Hoặc nấu canh rau mồng tơi với tôm cua, nấu cháo,…tùy theo sở thích và khẩu phần ăn của bé.

Nước chanh tươi
Quả chanh tươi chứa nhiều vitamin C và acid tự nhiên. Các chất này có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, giảm tình trạng khó tiêu. Loại quả này còn giúp tăng cường chất đề kháng.
Mẹ có thể pha nước chanh tươi với mật ong cho bé uống mỗi buổi sáng. Công thức này rất tốt cho hệ tiêu hóa, làm sạch đường ruột.
Ăn cháo vừng đen
Trong hạt vừng chứa nhiều protein, choline, methionine,… Các chất này tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Vừng đen còn có tác dụng nhuận tràng, bổ gan và chữa táo bón hiệu quả.
Vì vậy, các mẹ có thể sử dụng vừng đen để nấu cháo cho trẻ. Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch mè, phơi khô.
- Rang mè cho thơm, sau đó đem giã nhuyễn.
- Cho mè đã giã nhuyễn vào cháo.

Mật ong
Mật ong có tác dụng kích thích tiêu hóa và giảm axit dạ dày. Mẹ có thể pha nước mật ong cho trẻ uống để trị táo bón. Mẹ có thể cho bé uống ngày 2 lần. Kiên trì theo cách này, tình trạng táo bón ở trẻ sẽ được khắc phục.
Ngoài cách làm trên, thì theo dân gian mật ong còn được dùng để bôi lên vùng da hậu môn của trẻ. Cách chữa trị này được nhiều người áp dụng và cho hậu quả rất tốt.
Khoai lang
Loại củ này chứa nhiều chất xơ không hòa tan, giúp làm tăng lượng phân. Trong khoai lang còn có hàm lượng chất xơ và pectin, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa.
Chuối chín
Chuối chứa hàm lượng lớn acid folic, kali, pectin, vitamin B6,… Chuối chứa 12% lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày cho cơ thể, hỗ trợ nhu động ruột. Vì vậy, trẻ ăn chuối với lượng vừa đủ có thể phòng ngừa được chứng táo bón.

Quả mận
Mận và nước ép mận là phương thuốc tự nhiên để trị táo bón. Mận chứa chất xơ và sorbitol tự nhiên giúp nhuận tràng. Quả mận khô cũng mang lại hiệu quả chất xơ cao hơn.
Sử dụng thuốc làm mềm phân
Thuốc làm mềm phân như Duphalac có tác dụng trong trường hợp trẻ đang bị táo bón, khó đi ngoài. Loại thuốc này an toàn với trẻ em. Để an toàn tuyệt đối, trước khi dùng thuốc ba mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Nếu không sẽ rất dễ dùng quá liều hoặc dùng chưa đủ liều.
Trên đây là một số gợi ý điều trị táo bón ở trẻ mẹ có thể tham khảo. Đây không phải tình trạng quá nguy hiểm mẹ. Mẹ nên bình tĩnh thử áp dụng các cách trên. Nếu thấy tình trạng không đỡ, mẹ hãy cho con đi khám và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.
>> Xem thêm: Những nguyên nhân táo bón ở trẻ em mẹ cần biết