Rất nhiều phụ nữ im lặng vì xấu hổ khi gặp phải các vấn đề về “vùng kín”. Chính vì vậy mà khiến bệnh càng trở nặng hơn. Một số người thì chưa thực sự biết chăm sóc “cô bé”. Vậy thì các nàng đừng bỏ qua các nguyên tắc dưới đây. Chỉ cần thực hiện theo các quy tắc chăm sóc âm đạo dưới đây, bạn sẽ có một âm đạo khỏe mạnh, phòng ngừa được các căn bệnh phụ khoa.
1. Duy trì sự cân bằng độ pH trong âm đạo
Âm đạo có một mức độ pH cố định. Việc “xáo trộn” sự cân bằng này có thể dẫn đến nhiễm trùng âm đạo, không chỉ gây khó chịu (và ngứa ngáy!) Mà còn khiến “cô bé” có mùi.
Việc giữ cân bằng pH nhạy cảm trong âm đạo này rất dễ dàng. Miễn là bạn thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như sử dụng dung dịch vệ sinh có độ PH phù hợp, thành phần lành tính, nhẹ nhàng và chú ý không thụt rửa âm đạo quá sâu. Vừa giúp âm đạo khỏe mạnh mà vừa ngăn ngừa viêm nhiễm.
2. Ăn uống lành mạnh
Âm đạo của bạn bị ảnh hưởng bởi những gì bạn ăn. Chính vì vậy mà có thông tin ăn dứa sẽ giúp “cô bé” thơm tho. Tiêu thụ thực phẩm bổ dưỡng và uống nhiều chất lỏng thường xuyên là điều cần thiết cho sức khỏe âm đạo và sinh sản của bạn.

Nước ép nam việt quất và sữa chua giúp tăng cường vi khuẩn tốt, có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men và giúp chữa bệnh. Trong khi các loại thực phẩm như hành và tỏi có thể gây ra mùi. Nếu cảm thấy âm đạo bị khô quá mức, bạn có thể hỏi bác sĩ xem bạn có cần ăn thêm các sản phẩm từ đậu nành hay không vì chúng có thể giúp hỗ trợ bôi trơn tự nhiên và giúp âm đạo khỏe mạnh hơn.
3. Mặc đúng cách
Chọn quần lót có chất liệu cotton cho phép da thở và hút ẩm. Thậm chí, thỉnh thoảng bạn nên cởi bỏ đồ lót khi bạn đang nằm trong nhà để cho “mọi thứ” thoát ra ngoài.
Nhưng hãy nhớ mặc một số đồ lót khi bạn đi ra ngoài để bảo vệ âm đạo của bạn khỏi việc tiếp xúc với vi trùng. Hãy nhớ thay quần áo thấm mồ hôi càng sớm càng tốt và tránh mặc quần áo bó sát để giữ âm đạo khỏe mạnh.
4. Quan hệ an toàn
Quan hệ tình dục an toàn sẽ giúp phòng ngừa âm đạo nhiễm khuẩn và ngăn chặn bệnh giang mai, HIV, mụn rộp sinh dục, mụn cóc sinh dục, bệnh lậu và cua sinh dục (hay còn gọi là rận mu). Ngoài ra, bạn cần thay bao cao su khi chuyển từ quan hệ tình dục qua đường hậu môn sang âm đạo để hạn chế việc đưa nhiều vi khuẩn có hại vào âm đạo.
5. Dùng thuốc kháng sinh thận trọng
Thuốc kháng sinh thường có thể là mối đe dọa vì chúng có thể tiêu diệt một số vi khuẩn tốt hoạt động mạnh để giữ cho âm đạo khỏe mạnh.

Bạn nên uống khi có sự chỉ định của bác sĩ, uống đủ liều lượng. Đồng thời nên tăng cường ăn sữa chua và nước ép nam việt quất hoặc sử dụng dung dịch rửa vệ sinh phụ nữ để giữ độ pH trong âm đạo ở mức ổn định.
6. Thăm khám khi bị nhiễm trùng
Khi bị nhiễm trùng âm đạo, bạn cần phải điều trị. Nếu không sẽ có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản lâu dài. Có 3 loại nhiễm trùng âm đạo phổ biến nhất – nhiễm trùng nấm men (do một số loại nấm gây ra), nhiễm trùng roi trichomonas (lây truyền qua đường tình dục) và viêm âm đạo do vi khuẩn (do vi khuẩn phát triển quá mức trong âm đạo). Cả ba đều có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc uống hoặc thuốc bôi.
7. Thay băng vệ sinh thường xuyên
Thay băng vệ sinh và quần lót trong kỳ kinh nguyệt và dùng giấy vệ sinh để lau từ trước ra sau sau khi đi tiêu. Tốt nhân nên thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần. Quần lót nên thay dù rằng có bị tràn ra dính vào quần hay không. Hãy tắm hàng ngày và nhớ lau khô nhẹ nhàng âm đạo bằng khăn mềm trước khi mặc quần áo.
Để có một âm đạo khỏe mạnh, bạn hãy thực hiện theo 7 nguyên tắc trên đây. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.