Tết Trung thu là dịp để gia đình quây quần. Còn gì tuyệt vời hơn khi con trẻ được tham gia vào các hoạt động vui chơi ý nghĩa. Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết làm gì vào dịp lễ năm nay, hãy để Sống khỏe 247 gợi ý cho bạn nhé!
Tết Trung thu năm nay vào ngày bao nhiêu?
Tết Trung thu là một dịp lễ tết truyền thống bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước của Việt Nam. Nhắc đến tết Trung thu, các trẻ nhỏ thường rất thích thú và mong đợi. Chúng thường nhắc ngay đến sự tích cây đa chú cuội chị Hằng, đèn lồng, bánh trung thu và những đêm hội trăng rằm,…Tết Trung thu không chỉ là ngày lễ của trẻ em, mà đây còn là dịp gia đình quây quần bên nhau, dành thời gian trao gửi yêu thương sau một vụ mùa kết thúc.
Tết Trung thu còn có nhiều tên gọi khác như Tết Trông Trăng, Tết Đoàn Viên, Tết Thiếu Nhi,..
Năm 2022, tính theo dương lịch, tết Trung thu vào ngày 10/9/2022, đúng 15/8 Âm lịch. Như vậy là chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa, Tết Trung thu năm nay sẽ được tổ chức.

Những hoạt động bố mẹ nên tổ chức cho bé nhân dịp Trung thu
Tết Trung thu hay còn gọi là tết Thiếu nhi. 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid – 19, có lẽ nhiều em nhỏ đã quên mất mùi vị của lễ hội Trung thu như thế nào. Tết Trung thu năm nay, bố mẹ hãy tổ chức cho trẻ thật nhiều hoạt động ý nghĩa.
1. Tự làm bánh trung thu
Thực ra trên thị trường hiện nay có rất nhiều các mẫu mã, hãng bánh Trung thu được bày bán. Giá thành cũng đa dạng nhiều mức giá từ 30.000 – hàng trăm nghìn đồng. Bố mẹ có thể mua bánh bất cứ lúc nào.
Nhưng nếu tự tay cùng con làm bánh trung thu, bạn sẽ thấy Trung thu ý nghĩa hơn. Và đây cũng là dịp để gia đình quây quần bên căn bếp nhỏ. Trung thu năm nay vào đúng dịp cuối tuần. Các bé được nghỉ học, bố mẹ có thể hướng dẫn con tự làm bánh trung thu tại nhà.
Các công đoạn từ nhào bột, chuẩn bị nhân, tạo khuôn bánh, nướng bánh bạn có thể cùng con làm. Có lẽ trẻ sẽ thấy thú vị và thích thú nhất là giai đoạn tạo hình bánh. Bố mẹ hãy để trẻ tự do sáng tạo và nhồi nặn những hình thù mà trẻ tưởng tượng ra và yêu thích. Bố mẹ cũng có thẻ chuẩn bị sáng tạo những loại nhân bánh mà trẻ và gia đình yêu thích, tùy vào khẩu vị gia đình.

Có thể những chiếc bánh handmade sẽ có hình dáng không bắt mắt như ở tiệm, mùi vị cũng có thể không giống. Nhưng chiếc bánh ngoài tiệm sẽ không có hương vị tình thân như trong căn bếp của chính gia đình mình.

2. Trang trí mâm cỗ trông trăng
Mâm cỗ trông trăng là không thể thiếu vào ngày lễ Trung thu của mỗi gia đình. Vì đây không chỉ là một ngày vui chơi. Theo quan niệm xưa, đây là dịp để bày tỏ lòng biết ơn, tạ lễ các thần linh đã phù hộ cho một vụ mùa bội thu thuận lợi. Thời xưa, người dân sẽ bày biện mâm ngũ quả, bánh trung thu truyền thống.
Thời nay, ba mẹ có thể sáng tạo mâm cỗ trung thu đẹp mắt hơn. Những con vật được tạo hình từ hoa quả như chó, nhím, gấu,…bằng cách cắt tỉa vô cùng đẹp mắt và khéo léo. Bày biện thêm bánh trung thu, bánh kẹo trẻ thích và những chiếc đèn lồng, đèn ông sao cho mâm cỗ thêm lung linh hơn. Trẻ sẽ rất thích thú với mâm cỗ trung thu sinh động này.
Sau đó gia đình sẽ cùng nhau phá cỗ rất vui vẻ và thích thú.

3. Tổ chức trò chơi dân gian
Để không khí gia đình thêm vui nhộn và tràn ngập tiếng cười, bố mẹ có thể hướng dẫn và chơi cùng trẻ các trò chơi dân gian. Đây đều là những trò chơi rất dễ chơi nhưng không kém phần thú vị

4. Đi chơi lễ hội
Năm nay trong tình hình dịch bệnh Covid – 19 đã giảm bớt căng thẳng, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ, chắc chắn lễ hội Trung thu sẽ được tổ chức hoành tráng ở nhiều nơi.
Ở quê, địa phương thường sẽ tổ chức Đêm hôi trăng rằm tại đình làng, nhà văn hóa,…Hay tại các thành phố lớn, người ta dành hẳn 1 con phố lớn để tổ chức lễ hội trung thu như Phố đi bộ, phố Phùng Hưng, các trung tâm mua sắm lớn, các quán ăn, cafe,.. Tùy thuộc vào địa điểm tổ chức sẽ có các chương trình khác nhau như liên hoan văn nghệ, múa lân, rước đèn, thả đèn, phá cỗ,…
Mặc cho trẻ một bộ đồ thật đẹp, cầm một chiếc lồng đèn lung linh trên tay, hay những chiếc mặt nạ, những bộ cánh, vương miện thần tiên,… Ra phố chung vui chắc chắn sẽ làm trẻ rất thích thú và nhớ mãi.

5. Rước đèn trung thu
Rước đèn là một lễ hội truyền thống của Việt Nam. Bố mẹ chuẩn bị cho trẻ những chiếc đèn ông sao thật lớn, những chiếc đèn lồng lung linh màu sắc cho lễ rước đèn. Khi mặt trăng sáng và tròn nhất, mọi người xếp thành một hàng dài, vừa đi vừa hát “Chiếc đèn ông sao”. Hoạt động rước đèn sẽ diễn ra suốt buổi tối và đoàn người tham gia lễ hội sẽ đi hết các con phố.

Trên đây là những hoạt động vui chơi ý nghĩa cho trẻ vào dịp Trung thu năm nay. Ngoài ra bố mẹ có thể tổ chức những hoạt động khác tùy theo sở thích của trẻ hay văn hóa gia đình. Như về quê thăm ông bà. Chúc gia đình bạn sẽ có một mùa Trung thu thật vui vẻ và ý nghĩa.