Việt Nam hiện nay là một quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường trẻ hóa. Số lượng người mắc bệnh ngày càng nhiều. Chính vì thế mà rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi: Tiểu đường có lây không? Bệnh sẽ lây qua đâu? Và làm như thế nào để điều trị bệnh hiệu quả. Với những thắc mắc này của người bệnh, chuyên gia của Hebrotek sẽ giải đáp ngay trong bài viết này. Hãy cùng theo dõi và tìm đáp án nhé.
Tổng quan về bệnh tiểu đường
Trước khi đi tìm hiểu, “Bệnh tiểu đường có lây không?” thì chúng ta cần tìm hiểu rõ xem bệnh tiểu đường là gì? Cơ chế gây bệnh như thế nào để có cái nhìn đúng đắn hơn về căn bệnh phổ biến này.
1. Tiểu đường là gì?

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, căn bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là một căn bệnh mãn tính. Căn bệnh này gây rối loạn chuyển hóa khi cơ thể bị thiếu hụt hoặc kháng insulin. Theo đó, lượng đường trong cơ thể người bệnh tăng vọt và gây nên những hệ lụy về sức khỏe, tính mạng người mắc bệnh.
Căn bệnh tiểu đường này có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Từ thanh thiếu niên, người trưởng thành cho đến người cao tuổi. Chính vì vậy, rất nhiều người lo sợ không biết tiểu đường có lây không, có di truyền không. Để giải đáp điều này, người bệnh cần phải hiểu rõ thêm về các thể bệnh chính:
- Tiểu đường mãn tính: Tiểu đường mãn tính được phân thành tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, tuýp 3. Với tiểu đường mãn tính, hiện nay chưa có bất kỳ giải pháp nào có thể điều trị dứt điểm. Bệnh nhân sẽ phải hoàn toàn nhờ cậy đến sự trợ giúp của các loại thuốc Tây y khác nhau để duy trì lượng đường trong máu.
- Tiểu đường thai kỳ: Đây là hiện tượng mẹ bầu mắc tiểu đường trong thời gian mang thai. Loại tiểu đường này đặc biệt ở chỗ có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Thường thì tiểu đường thai kỳ sẽ tự chấm dứt sau khi mẹ bầu sinh con.
- Tiền đái tháo đường: Trong một số trường hợp, người bệnh cũng có thể mắc tiền đái tháo đường. Đây là hiện trạng lượng đường trong máu cao, nhưng không đủ để có thể xếp vào dạng tiểu đường mãn tính nói trên. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, tuýp 3.
2. Biểu hiện bệnh tiểu đường
Các triệu chứng bệnh tiểu đường hầu hết sẽ phụ thuộc vào lượng đường huyết sẽ tăng lên bao nhiêu. Theo các chuyên gia y tế, tiền đái tháo đường và tiểu đường tuýp 2 thường phát triển và âm thầm “giết chết” người bệnh. Thậm chí có thể nói, hai thể bệnh này hoàn toàn không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào.
Trong khi đó, tiểu đường tuýp 1 lại có những biểu hiện nặng nề và phát triển nhanh chóng hơn trong cơ thể. Các triệu chứng bệnh sẽ yếu tố cần thiết để trả lời cho câu hỏi tiểu đường có lây không. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy lưu ý các dấu hiệu bệnh sau:
2.1.Tiểu đường tuýp 1

Biểu hiện tiểu đường tuýp 1 thường được thể hiện rõ rệt thông qua các triệu chứng sau:
- Luôn có cảm giác đói. Bụng cồn cào kèm theo cơn khát, khô họng. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ càng trở nặng hơn.
- Tần suất tiểu tiện cao hơn so với bình thường
- Sụt cân nhanh chóng dù sức ăn khỏe
- Cơ thể luôn mệt mỏi, ủ rũ. Lúc nào cũng buồn ngủ, tầm nhìn kém đi.
- Tâm trạng bất thường. Cảm xúc thay đổi thất thường.
2.2. Tiểu đường tuýp 2

Người mắc tiểu đường tuýp 2 đa phần là người trưởng thành có độ tuổi còn khá trẻ. Tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 cao tới 90% – 95% so với tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên, dạng bệnh này lại có biểu hiện không quá rõ ràng để nhận biết nếu người bệnh không chịu tìm hiểu. Vậy, dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?
- Cơ thể luôn cảm thấy đói, khát nước thường xuyên
- Số lần đi tiểu tiện bất thường
- Thị lực suy giảm. Kéo theo đó là tình trạng thể chất suy kiệt theo, mệt mỏi kéo dài.
- Vết thương hở ngoài da khó để chữa lành. Tốc độ hồi phục chậm hơn so với người khỏe mạnh. Thậm chí là gây nhiễm trùng.
2.3. Tiểu đường tuýp 3

Tiểu đường tuýp 3 là tình trạng bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Với dạng bệnh này, nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Người bệnh lúc này sẽ gặp phải các triệu chứng càng ngày càng rõ rệt như:
- Cơ thể mệt mỏi kéo dài. Dù người bệnh đã dành nhiều thời gian nghỉ ngơi nhưng vẫn không được cải thiện.
- Ăn không ngon. Nhạt miệng, mất cảm giác thèm ăn.
- Sụt cân nhanh chóng
- Vết thương hở khó lành, thậm chí là chuyển sang tình trạng nhiễm trùng.
- Trí nhớ suy giảm. Thường xuyên nhớ trước quên sau.
Lưu ý: Tiểu đường tuýp 1,2,3 có biểu hiện rõ ràng hơn tiểu đường thai kỳ. Theo các chuyên gian, hầu hết mẹ bầu sẽ không hề cảm nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào khi mắc tiểu đường. Một số khác thì sẽ nhầm lẫn đây là hiện tượng bình thường khi thai nghén. Bệnh sẽ chỉ được phát hiện khi mẹ bầu đi khám thai ở tuần thứ 24 hoặc 28 của thai kỳ.
Tiểu đường có lây không?

Bằng tất cả những thông tin chi tiết bên trên, chắc hẳn bạn đã có phần nào câu trả lời cho câu hỏi tiểu đường có lây không.
Theo các bác sĩ chuyên khoa: Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa nội tiết. Căn bệnh này không phải xuất phát từ virus, nấm hay vi khuẩn nên không thể lây nhiễm chéo thông qua bất kỳ con đường nào.
Tuy nhiên, ở một số trường hợp bệnh tiểu đường sẽ di truyền nếu trong gia đình bạn có một người mắc bệnh. Lý giải điều này, Trung tâm sức khỏe cộng đồng thuộc đại học hàng đầu Harvard nghiên cứu về bệnh tiểu đường có lây không, tiểu đường có di truyền không đã chỉ ra:
“Nguy cơ bố hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 di truyền cho con cái sẽ lần lượt là 10% và 4%. Với tiểu đường tuýp 2 thì nguy cơ này tăng cao hơn. Nếu bố/mẹ mắc tiểu đường sau 50 tuổi, tỷ lệ con cái mắc bệnh là 7,7% và có thể chạm ngưỡng 50% nếu cả bố cả mẹ đều cùng mắc tiểu đường.”
Chính vì thế, không chỉ chữa bệnh mà phòng bệnh cũng vô cùng quan trọng. Phòng bệnh ở đây bao gồm việc điều hòa từ trong ra ngoài. Duy trì các thói quen sinh hoạt tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là có chế độ ăn uống hợp lý. Ăn đúng giờ, hạn chế thêm đường vào bữa ăn thì mới có thể phòng bệnh hiệu quả.
Hy vọng với bài viết trên đây, người bệnh tiểu đường đã hiểu rõ về căn bệnh này hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.