Theo các nghiên cứu, tỷ lệ tiền sản giật ở phụ nữ mang thai chiếm tới 5 – 6%. Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm của tăng huyết áp thai kỳ. Biến chứng này không chỉ gây nguy hiểm cho phụ nữ khi mang thai mà còn gây ảnh hưởng nặng nề tới thai nhi. Thậm chí là tử vong mẹ và thai chết lưu nếu không được phòng ngừa và điều trị sớm. Để hiểu rõ thêm về biến chứng này, hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.
1. Bệnh tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là tình trạng huyết áp tăng đột ngột vào tuần 20 của thai kỳ trở đi. Biến chứng này còn kèm theo tình trạng đạm xuất hiện trong nước tiểu của mẹ. Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm và rất dễ gây tử vong ở phụ nữ mang thai và thai nhi.

Đối tượng dễ bị tiền sản giật bao gồm:
- Thai phụ từ 40 tuổi trở lên
- Người mang thai lần đầu
- Phụ nữ mang thai có tiền sử tiền sản giật
- Phụ nữ mang thai có mẹ hoặc chị gái từng bị tiền sản giật
- Mắc tiểu đường thai kỳ, bệnh thận mạn tính, rối loạn miễn dịch,..
2. Biểu hiện tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật ở phụ nữ mang thai thường được biểu hiện thông qua
các dấu hiệu sau đây:
2.1. Sưng ở mặt hoặc tay
Tiền sản giật ở bà bầu thường có biểu hiện đầu tiên chính là tay chân hoặc vùng mặt, vùng quanh mắt có dấu hiệu sưng. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên quá lo lắng khi chỉ sưng tay chân vì đây có thể là tình trạng phù bình thường ở phụ nữ mang thai.
2.2. Tăng cân nhanh chóng

Đây là biểu hiện tiền sản giật ở bà bầu mà rất ít bà bầu bỏ qua. Mặc dù mang thai có thể khiến mẹ tăng cân nhưng nếu tình trạng tăng cân trở nên mất kiểm soát.
Trọng lượng cơ thể tăng từ 1.5 – 2kg chỉ trong một tuần hoặc 5kg một tháng thì cần phải lưu ý ngay lập tức. Trong trường hợp này tốt nhất bà bầu nên tới cơ sở thăm khám ngay để bác sĩ kịp thời chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.
2.3. Đau đầu dai dẳng
Đau đầu là hiện tượng bình thường ở phụ nữ mang thai. Nhưng nếu tình trạng này không thuyên giảm thì đây có thể là dấu hiệu tiền sản giật ở phụ nữ mang thai. Bạn cần lưu ý và tới ngay cơ sở y tế gần nhất để khám. Nếu không sẽ để lại biến chứng nặng nề, thậm chí là ảnh hưởng đến cả thai nhi.
2.4. Giảm hoặc mất thị lực

Tiền sản giật ở bà bầu có thể được biểu hiện thông qua việc suy giảm hoặc thậm chí là mất thị lực. Đây là một dấu hiệu vô cùng nguy hiểm.
Nếu bà bầu gặp phải tình trạng chóng mặt, hoa mắt hoặc nhìn thấy các đốm sáng thì ngay lập tức nên nhờ người thân tới thăm khám tại bệnh viện để tránh tình trạng xấu hơn xảy ra.
2.5. Buồn nôn và nôn mửa đột ngột
Tiền sản giật ở phụ nữ mang thai sẽ có dấu hiệu buồn nôn và thường xuyên nôn mửa đột ngột. Dấu hiệu tiền sản giật thai kỳ này rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng thai nghén.
Tuy nhiên, tình trạng nghén sẽ chỉ xuất hiện nhiều ở 3 tháng đầu của thai kỳ và tình trạng này sẽ mất hoàn toàn hoặc giảm thiểu vào các tháng tiếp theo. Còn nếu buồn nôn và nôn mửa kéo dài thì đây có thể là tình trạng vô cùng nguy hiểm, cần tới bệnh viện ngay lập tức.
2.6. Đau bụng trên

Đau bụng trên ở phụ nữ thường do ở nóng hoặc do em bé “nghịch ngợm”. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật ở phụ nữ mang thai.
Những cơn đau do ợ nóng hoặc do em bé đạp thường chỉ trong khoảng thời gian ngắn và chỉ cơn đau rất nhẹ nhàng. Tuy nhiên, khi cơn đau kéo dài dữ dội thì có thể là do tiền sản giật thai kỳ hoặc do em bé đang có vấn đề nên hãy đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra nhé.
2.7. Khó thở
Khó thở, thở hụt hơi là dấu hiệu tiền sản giật ở phụ nữ mang thai giai đoạn đầu. Với triệu chứng này, mẹ bầu không nên chủ quan vì nó rất nguy hiểm và dễ khiến mẹ mất sức thường xuyên.
→ Rõ ràng có thể nhận thấy, các dấu hiệu tiền sản giật ở bà bầu thường không biểu hiện quá rõ ràng. Thậm chí là rất dễ nhầm lẫn với các biểu hiện thông thường ở phụ nữ mang thai.
Chính vì thế bà bầu nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nên yêu cầu kiểm tra huyết áp, nước tiểu để phát hiện và điều trị nếu mắc tiền sản giật thai kỳ.
3. Biến chứng của tiền sản giật ở phụ nữ mang thai
Tiền sản giật ở bà bầu không chỉ gây ảnh hưởng đến mẹ bầu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến em bé ngay cả khi còn trong bụng mẹ.
- Đối với mẹ bầu: Biến chứng ở mẹ thường gây xuất huyết võng mạc, chảy máu gan, rối loạn đông máu ( rất nguy hiểm ) rau bong non, suy thận cấp, suy tim cấp, phù phổi. Nặng hơn có thể gây tử vong.
- Đối với thai nhi: Biến chứng gây ra đối với em bé sẽ khiến thai nhi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, lượng ối giảm, thậm chí gây sinh non, tử vong trước, sau sinh.
4. Bà bầu mắc tiền sản giật có sinh thường được không?

Khi mắc tiền sản giật ở phụ nữ mang thai, mẹ bầu thường được khuyến khích sinh mổ hơn so với sinh thường. Sinh thường thường có tỷ lệ khó sinh hơn. Tuy nhiên mẹ bầu đừng quá lo lắng. Khi bầu tới tuần 35, 36 nếu cổ tử cung người mẹ đã mềm thì vẫn có thể sinh thường.
Chính vì thế mà phụ nữ mang thai thường xuyên đi khám thai để bác sĩ kiểm tra và theo sát mẹ bầu trong suốt quá trình chuyển dạ.
5. Phòng ngừa tiền sản giật như thế nào?
Để phòng ngừa tiền sản giật ở phụ nữ mang thai, mẹ bầu nên duy trì thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh, đủ chất. Nên hạn chế thức ăn mặn, mỡ động vật.
Ngoài ra nên giữ tinh thần luôn thoải mái và thư giãn. Đặc biệt nên thường vận động nhẹ nhàng và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Không nên nằm im một chỗ trừ khi bác sĩ chỉ định.
6. Phương pháp điều trị tiền sản giật
Tiền sản giật ở bà bầu căn nguyên đến từ tăng huyết áp. Để điều trị tiền sản giật, trước hết hãy đảm bảo sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Uống đúng giờ, đúng liều và có chế độ ăn uống khoa học giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Trong trường hợp nặng nên tới nhập viện để bác sĩ theo sát quá trình mang thai đến khi sinh con.
Tiền sản giật ở phụ nữ mang thai gây nguy hiểm đến cả mẹ bầu lẫn thai nhi trong bụng. Nếu không được phát hiện và khám chữa kịp thời rất có thể gây tử vong. Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ thêm về biến chứng này. Cảm ơn bạn theo dõi bài viết.