1. Nguyên nhân tăng huyết áp ở trẻ em là gì?

Theo các chuyên gia, có hai nguyên nhân chính gây ra bệnh cao huyết áp ở trẻ em. Cụ thể:
- Nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát: Khác với người lớn, tăng huyết áp ở trẻ em phần lớn đều đến từ nguyên nhân thứ phát. Theo nhiều nghiên cứu y khoa, nguyên nhân thứ phát đến nhiều từ các bệnh lý liên quan đến cơ quan đào thải độc tố là thận. Ngoài ra còn đến từ một số nguyên nhân như dị dạng mạch máu, rối loạn hormone hoặc do một số loại thuốc điều trị sẽ dẫn đến bệnh tăng huyết áp ở trẻ.
- Nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát: Chủ yếu do chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, lối sống ít vận động. Vì thế mà vừa gây béo phì mà vừa tạo ra cơ hội cho bệnh tăng huyết áp tấn công.
Ở trẻ sơ sinh, tăng huyết áp nguyên nhân đến từ biến chứng của việc sinh non hoặc do bất thường bẩm sinh ở thận . Nguyên nhân còn đến từ môi trường xung quanh, đặc biệt là từ thuốc lá.
2. Các chỉ số huyết áp ở trẻ em cần lưu ý
Thông thường, so với người lớn, huyết áp của trẻ em có chỉ số thấp hơn. Nếu huyết áp cao hơn so với chỉ số trung bình thì cha mẹ cần lưu ý và cho con thăm khám kịp thời để xác định bệnh.

- Từ 1 – 12 tháng tuổi: Chỉ số huyết áp bình thường từ 75/50 mmHg – 100/70 mmHg
- Từ 1 – 4 tuổi: Chỉ số huyết áp bình thường từ 80/50 mmHg – 110/80 mmHg
- Từ 3 – 5 tuổi: Chỉ số huyết áp bình thường từ 80/50 mmHg – 110/80 mmHg
- Từ 6 – 13 tuổi: Chỉ số huyết áp bình thường từ 85/55 mmHg – 120/80 mmHg
- Từ 13 – 18 tuổi: Chỉ số huyết áp bình thường từ 95/60 mmHg – 140/90 mmHg
Cha mẹ cần quan tâm hơn đến sức khỏe của trẻ. Các chuyên gia khuyến cáo các bậc cha mẹ nên thực hiện đo huyết áp cho trẻ từ 3 tuổi thường xuyên. Vừa giúp phòng bệnh mà vừa giúp phát hiện bệnh sớm, giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh.
3. Dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ
Giống như ở người trưởng thành, tăng huyết áp là căn bệnh thầm lặng nhưng cực kỳ nguy hiểm. Biểu hiện của chúng thường không rõ rệt và rất dễ nhầm lẫn với cá căn bệnh khác. Chính vì thế mà tăng huyết áp ở trẻ em thường . Nếu bạn thấy trẻ có các triệu chứng tăng huyết áp sau thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kịp thời. Cụ thể:
- Đau đầu
- Nôn, buồn nôn
- Chóng mặt
- Mặt đỏ
- Vã nhiều mồ hôi
- Đánh trống ngực theo cơn
- Suy giảm thị lực
- Mệt mỏi kéo dài
- Co giật
- …
Nếu không phát hiện ra các triệu chứng tăng huyết áp ở trẻ kịp thời, trẻ có thể đối mặt với nguy cơ mắc các biến chứng như suy tim, tai biến mạch máu não, suy thận,…
Điều trị tăng huyết áp ở trẻ em
Điều trị tăng huyết áp ở trẻ em sẽ phụ thuộc vào tình trạng của bệnh. Các bác sĩ sẽ xác nhận sự tổn thương của cơ quan đích cũng như nguyên nhân gây bệnh. Sau đó xác định phương pháp điều trị phù hợp.

- Thực hiện lối sống khoa học
- Giảm cân
- Tập thể dục
- Thay đổi chế độ ăn uống
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là bài viết về tăng huyết áp ở trẻ. Hy vọng những thông tin trên đã giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu bệnh lý này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.