Suy thận được coi là một căn bệnh nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến suy thận chính là tăng huyết áp. Chính vì thế mà nhiều bệnh nhân thường phải chữa hai loại bệnh này song song cùng lúc. Tăng huyết áp nếu không phát hiện kịp thời sẽ tiến triển sang biến chứng suy thận. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Vậy, tại sao tăng huyết áp gây suy thận? Hãy cùng lắng nghe ý kiến của các chuyên gia thông qua bài viết dưới đây nhé!!
1. Suy thận là gì?
Để hiểu rõ tại sao tăng huyết áp gây suy thận, trước hết chúng ta cần hiểu rõ suy thận là gì. Suy thận là bệnh lý mà trong một thời gian dài chức năng chính của thận yếu dần. Các chức năng bài tiết chất thải, toan kiềm, điện giải, điều hòa dịch, tỏng hộp vitamin D hoặc kích thích quá trình sản sinh huyết hoạt động kém hiệu quả, thậm chí là không hoạt động.

Trong y học hiện đại, suy thần bao gồm các giai đoạn bệnh như:
- Tổn thương thận cấp: Chức năng chính của thận suy giảm trong một vài giờ đồng hồ, vài ngày. Nếu phát hiện sớm hoặc thực hiện sinh hoạt khoa học, làm theo chỉ dẫn của bác sĩ thì có thể phục hồi lại chức năng thận bình thường.
- Suy thận cấp: Tình trạng này nặng nề hơn cả. Bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo nhằm kiểm soát và ngăn ngừa biến chứng tăng huyết áp và các biến chứng khác của bệnh. Ngoài ra còn phòng trường hợp bệnh nhân bị nguy hiểm tới tính mạng.
- Bệnh thận mạn: Chức năng thận bị tổn thương nặng nề. Chức năng suy giảm liên tục kéo dài trong vòng 3 tháng. Kèm theo đó là các triệu chứng bất thường. Với giai đoạn này, bệnh không có khả năng tự hồi phục.
- Suy thận mạn giai đoạn cuối: Ở giai đoạn này, chức năng thận hầu như không còn hoạt động. Nếu mắc thêm tăng huyết áp, để điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ và tiến hành ghép thận để bảo toàn tính mạng.
Triệu chứng suy thận thường gặp
Tại sao tăng huyết áp gây suy thận? Bệnh thận và tăng huyết áp có mối quan hệ “tương hỗ” nhau. Chính vì vậy, hai căn bệnh này có vài nét tương đồng ở triệu chứng bệnh. Các dấu hiệu suy thận thường gặp bao gồm?
- Huyết áp đột ngột tăng cao, mất kiểm soát
- Bí tiểu, tiểu ít hoặc tiểu đêm nhiều lần
- Phù mặt, tay chân do cơ thể giữ nước
- Đắng miệng, ăn không ngon
- Thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn
- Da tái xanh, nhợt nhạt
- Chảy máu chân răng, răng nhói đau
- Đau xương, khớp
- Môi thâm tím
- Suy giảm ham muốn tình dục
Tại sao tăng huyết áp gây suy thận?
Thận được xem là một hệ thống thanh lọc giúp loại bổ độc tố, chất thải, dư thừa ra khỏi cơ thể. Để làm được điều này, thận và hệ tuần hoàn có mối quan hệ mật thiết và hoàn toàn phụ thuộc vào nhau. Mỗi cơ quan sẽ đảm nhận và tương hỗ nhau duy trì hoạt động của cơ thể.
Thận giúp loại bỏ độc tố trong máu nhờ các thành mạch. Chính vì thế khi thành mạch máu bị tổn thương, nephron lọc máu không thể tiếp nhận oxy và chất dinh dưỡng cần thiết sẽ gây ra hệ lụy nghiêm trọng. Đây cũng chính là lý do tại sao tăng huyết áp gây suy thận.

Theo thời gian, nếu không kiểm soát được tình trạng tăng huyết áp sẽ khiến động mạch xung quanh thận yếu hoặc hẹp đi và làm cho lượng máu cung cấp đến mô thận không đủ. Tình trạng này dẫn đến thận bị tổn thương nghiêm trọng và để lại các sẹo thận hoặc biến chứng tăng huyết áp suy thận.
Ngược lại, khi thận bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến huyết áp người bệnh. Không chỉ gây tăng huyết áp mà còn có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ. Chính vì thế có thể nói suy thận và tăng huyết áp có mỗi quan hệ mật thiết với nhau. Nguyên nhân suy thận đến từ tăng huyết áp và tăng huyết áp lại là bến chứng của bệnh thận.
Cách hạ huyết áp cho người suy thận
Khi đã trả lời được tại sao tăng huyết áp gây suy thận thì người bệnh cần phải chú ý để phòng và điều trị bệnh kịp thời.

Với giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân cần lưu ý các vấn đề quan trọng sau:
- Tiến hành kiểm tra huyết áp thường xuyên
- Ăn uống lành mạnh, ăn món ăn nhiều chất xơ, ăn nhạt, ăn ít chất béo
- Kiểm soát huyết áp, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá độ
- Thường xuyên luyện tập thể dục. Có thể tập bài tập cường độ nhẹ 30 phút mỗi ngày
- Thăm khám bác sĩ thường xuyên để biết tình hình sức khỏe.
Đối với bệnh nhân mắc cả tăng huyết áp và bệnh thận thì phải sử dụng các loại thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn nên tới thăm khám để được đưa ra lộ trình điều trị riêng hoặc được tư vấn loại thuốc phù hợp với cơ thể.
Suy thận và tăng huyết áp đều là bệnh lý nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ gây nên biến chứng nguy hiểm. Thậm chí là không thể chữa được, bạn phải sống chung với chúng cả đời. Qua những thông tin lý giải tại sao tăng huyết áp gây suy thận trên hy vọng bạn đã hiểu thêm về mức độ nguy hiểm của hai căn bệnh này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.