Việc phân chuyển sang màu vàng là tương đối phổ biến và điều này có thể xảy ra vì một số lý do, từ nhiễm trùng đường ruột đến chế độ ăn nhiều chất béo. Nếu bạn đi ngoài ra phân màu vàng, bạn nên kiểm tra phân để tìm những thay đổi khác, chẳng hạn như thay đổi về mùi hoặc độ đặc. Việc quan trọng là cần xác định đúng nguyên nhân phân chuyển vàng để bác sĩ dễ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn “Tại sao phân có màu vàng” và cách khắc phục chứng bệnh này. Hãy cùng theo dõi nhé.
1. Chế độ ăn nhiều chất béo
Ăn quá nhiều thức ăn béo (như thức ăn chế biến sẵn hoặc rán) có thể làm cho quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Những loại thức ăn này chảy nhanh qua đường ruột, ngay cả ở những người có hệ tiêu hóa tương đối khỏe mạnh. Điều này có thể khiến phân chuyển sang màu vàng và đôi khi khiến phân có độ sệt như nước.
Chính vì vậy, hãy hạn chế ăn các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn, béo. Màu sắc phân và hệ tiêu hóa sẽ được cải thiện trong vòng 2 đến 3 ngày sau khi thay đổi chế độ ăn uống. Tuy nhiên nếu tình trạng phân vàng, lỏng vẫn tiếp diễn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê thuốc điều trị phù hợp.
2. Nhiễm trùng đường ruột
Tại sao phân có màu vàng? Một nguyên nhân phổ biến khác của phân màu vàng là nhiễm trùng đường ruột. Những loại nhiễm trùng này thường đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng và tiêu chảy.

Trong những trường hợp này, phân thường chuyển sang màu vàng do ruột bị viêm không thể hấp thụ tốt chất béo từ thức ăn tiêu thụ. Loại nhiễm trùng phổ biến nhất là do vi khuẩn E.coli , có thể được tiêu thụ từ thịt chưa nấu chín và thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm.
Nếu bị nhiễm trùng, hãy uống nhiều nước và ăn thức ăn dễ tiêu như trái cây, cơm trắng luộc, cá và các loại thịt trắng. Tránh ăn thịt đỏ cũng như thực phẩm chiên và chế biến.
3. Các vấn đề về gan hoặc túi mật
Các bệnh như viêm gan, xơ gan hoặc sỏi mật có thể gây ra sự tích tụ của mật, đây là một chất chịu trách nhiệm giúp tiêu hóa chất béo. Mật giúp vận chuyển chất béo đã tiêu thụ đến ruột với một lượng nhỏ. Sự tích tụ của mật có thể làm thay đổi màu sắc của phân, và nó cũng có thể gây đau bụng, vàng mắt và da. Nếu các triệu chứng này xuất hiện, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán và bắt đầu điều trị theo chỉ định.
4. Các vấn đề về tuyến tụy
Tại sao phân có màu vàng? Những thay đổi trong tuyến tụy có thể dẫn đến tiêu hóa kém, dẫn đến phân bị đổi màu (trắng hoặc vàng) hoặc khiến chúng nổi và có bọt. Các vấn đề có thể gây ra thay đổi phân bao gồm viêm tụy, ung thư tuyến tụy, xơ nang hoặc tắc nghẽn ống tuyến tụy. Các vấn đề ở tuyến tụy cũng có thể gây ra đau bụng, nước tiểu sẫm màu, tiêu hóa kém, buồn nôn và giảm cân.

Nếu những thay đổi này xảy ra, đặc biệt nếu kèm theo đau bụng, buồn nôn và chán ăn, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và bắt đầu điều trị thích hợp.
5. Bệnh nhiễm khuẩn giardias
Bệnh nhiễm khuẩn giardias là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do một loại ký sinh trùng cực nhỏ có tên là Giardia lamblia gây ra. Loại ký sinh trùng này có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy kéo dài, có mùi hôi, buồn nôn, nhức đầu, mất nước và giảm cân.

Nếu những triệu chứng này xuất hiện, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế từ bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Họ có thể yêu cầu xét nghiệm phân để xác nhận sự hiện diện của ký sinh trùng này và bắt đầu điều trị thích hợp (thường là bằng thuốc kháng sinh).
6. Bệnh Celiac
Tại sao phân có màu vàng? Bệnh Celiac là tình trạng không dung nạp nghiêm trọng với gluten (một loại protein có trong thực phẩm như lúa mì, lúa mạch đen) gây viêm và dẫn đến kém hấp thu chất dinh dưỡng trong ruột non. Thực phẩm có chứa gluten khiến phân chảy nhanh hơn qua ruột, dẫn đến hàm lượng chất béo trong phân nhiều hơn, khiến phân có màu vàng. Những người bị bệnh celiac thường cho thấy các triệu chứng của họ được cải thiện tốt hơn sau khi chọn chế độ ăn không có gluten.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị chứng không dung nạp gluten, điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để xác định chẩn đoán bệnh celiac và bắt đầu chế độ ăn không có gluten ngay lập tức.
7. Sử dụng thuốc
Tại sao phân có màu vàng? Thuốc giảm cân, một số chất bổ sung probiotic hoạt động bằng cách giảm sự hấp thụ chất béo trong ruột non. Điều này có thể dẫn đến lưu lượng ruột nhanh hơn và do đó thay đổi màu sắc của phân.
Hãy đảm bảo bạn đang dùng thuốc này theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hãy đề phòng về việc sử dụng thuốc giảm cân, tác dụng phụ của thuốc. Đừng dùng thuốc linh tinh nếu thuốc đó chưa được kiểm nghiệm và cấp phép từ Bộ Y Tế. Vì chúng không chỉ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn mà có thể ảnh hưởng trực tiếp tới gan, thận,…
8. Khi nào cần đến gặp bác sĩ
Phân chủ yếu được tạo thành từ nước và cũng có một số lượng nhỏ vi khuẩn đường ruột tự nhiên, các chất giúp tiêu hóa thức ăn (ví dụ như mật) và thức ăn không tiêu hóa được (như chất xơ, ngũ cốc và hạt).
Trong hầu hết các trường hợp, phân màu vàng xuất hiện sau khi ăn các bữa ăn có hàm lượng chất béo cao và nó thường sẽ biến mất trong vòng chưa đầy một tuần. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu sự thay đổi màu sắc của phân kéo dài hơn một tuần hoặc nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào khác như sốt, đau bụng, giảm cân, chướng bụng hoặc có máu trong phân.
Lời kết
Tại sao phân có màu vàng? Phân có màu vàng đến từ nhiều nguyên do. Trong nhiều trường hợp tình trạng này có thể biến mất sau vài ngày hoặc sau một tuần. Nhưng nếu nó kéo dài và đi kèm với các triệu chứng như tiêu chảy, mất nước, chướng bụng hoặc xuất hiện máu trong phân, hãy lập tức tới bác sĩ để kiểm tra vì rất có thể bạn đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa hoặc sức khỏe tổng thể. Với các thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ về nguyên do gây nên chứng bệnh này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.