Tình trạng trẻ con bị sốt xuất huyết liên tục hiện nay đã ở mức báo động. Nhiều trẻ em phải nhập viện mà không có chỗ nằm. Tại sao số người mắc sốt xuất huyết lại tăng nhiều như vậy? Bệnh này có nguy hiểm không? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thực trạng bệnh sốt xuất huyết tăng nhanh chóng mặt hiện nay
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus dengue gây ra. Sở dĩ đây là bệnh có tính truyền nhiễm là do muỗi vằn đốt người sau đó đốt người khác truyền bệnh qua đường máu.
Theo Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: “Năm nay số lượng bệnh nhân bị sốt xuất huyết tăng nhanh và nhiều hơn. Tỷ lệ tử vong cũng cao hơn các năm trước.” So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc tăng gấp 4 lần. Số người tử vong đạt đến hàng trăm người. Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng của hậu Covid 19. Cơ thể bị thay đổi hệ miễn dịch. Từ đó dễ nhiễm bệnh và diễn biến của bệnh cũng thay đổi.

Tình trạng này khiến ngành y tế nước ta gặp khá nhiều khó khăn. Tình trạng 3-4 trẻ em nằm ghép chung một giường là không tránh khỏi. Như vậy nguy cơ truyền bệnh là rất lớn. Quá tải tại tất cả các bệnh viện từ viện công đến tư nhân. Một số bệnh viện còn thiếu thuốc điều trị, thiếu nhân lực chăm sóc và điều trị. Trẻ em đến thăm khám và điều trị nếu không phải trường hợp cần cấp cứu sẽ không được nằm lại điều trị.
Sốt xuất huyết có lây được không?
Sốt xuất huyết là một bệnh có khả năng truyền nhiễm cao. Bệnh có nhiều con đường lây truyền như dưới đây.
Lây qua muỗi vằn
Muỗi vằn là con đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh là Aedes aegypti và Aedes albopictus. Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng. Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn,. Chúng sinh sản nhiều ở các ao, vũng nước. Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa.

Muỗi vằn là trung gian truyền bệnh. Chúng hút máu của người mang bệnh. Sau đó đốt những người khỏe mạnh, truyền virus vào và gây bệnh.
Lây qua đường máu
Con đường lây nhiễm này ít phổ biến hơn muỗi vằn. Chỉ trường hợp máu người nhiễm virus dính vào máu người khác thì mới lây truyền được. Điều này chỉ xảy ra khi dùng chung bơm kim tiêm. Hoặc truyền máu mà chưa xét nghiệm sàng lọc máu.
Những trường hợp này rất ít khả năng xảy ra. Vì các bệnh viện hoặc cơ sở y tế hiện nay đều tuân thủ đúng quy định. Dùng kim tiêm một lần, không dùng chung, dùng lại. Trước khi truyền máu đều xét nghiệm, sàng lọc máu kỹ càng. Chỉ trường hợp người bệnh tự ý dùng kim tiêm tiêm chích ma túy chung mới có khả năng lây lan cao.
Các đường lây truyền khác
Ngoài ra, virus này cùng có thể lây từ mẹ sang con. Mẹ bị dính virus dengue, trong quá trình sinh có thể truyền sang con. Đây được gọi là lây truyền dọc.
Ngoài ra, virus dengue có thể lây nhiễm qua một số đường khác như chế phẩm máu, hiến tạng, tổn thương niêm mạc,…
Bị sốt xuất huyết nên ăn gì để nhanh khỏi
Sự tấn công của virus khiến hệ miễn dịch bị suy giảm. Người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn. Tuy nhiên cần bổ sung dinh dưỡng để phục hồi những biến chứng của virus gây bệnh.
Nên ăn gì?
Sốt xuất huyết là căn bệnh chưa có thuốc đặc trị. Vì thế chế độ dinh dưỡng dưới đây giúp cơ thể có thêm sức đề kháng. Một số loại thực phẩm được khuyên nên sử dụng như:
- Cháo, soup: Giúp dễ tiêu hóa, bổ sung nước cho cơ thể.
- Rau xanh: Rau xanh chứa nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho người bị sốt. Một số loại rau xanh bạn nên ăn như bông cải xanh, rau bina,…
- Trái cây, hoa quả tươi: Chứa nhiều vitamin C, cải thiện hệ miễn dịch và bổ sung nước cho cơ thể. Một số loại trái cây tốt cho bệnh như quả kiwi, quả lựu, cam, đu đủ, nước chanh, nước dừa,…
- Thực phẩm giàu Protein: Trứng, sữa, phomai, các sản phẩm từ sữa, cá, thịt gà,… cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
- Tỏi: Đây là một thực phẩm tự nhiên, giúp tặng tiểu cầu trong máu.
Không nên ăn gì?
Người bị sốt xuất huyết nên cân đối đầy đủ chất dinh dưỡng. Dưới đây là một số loại thực phẩm cần kiêng:
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Gây tăng huyết áp và cholesterol. Hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
- Đồ cay nóng: Đây là thực phẩm tối kỵ cho người bị sốt. Chúng làm tăng axit tích tụ trong dạ dày dẫn đến tổn thương và loét thành mạch.
- Đồ uống có cồn, ga, cafein: Làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
- Thực phẩm có màu đỏ, sẫm màu: Ví dụ như củ dền, gấc, thanh long đỏ, thịt bò,…Khi người bệnh nôn sẽ khó phân biệt có phải nôn ra máu, xuất huyết không.
Sốt xuất huyết đang là nỗi lo của rất nhiều gia đình. Hy vọng qua bài viết các bạn đọc đã nắm được chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bị nhiễm virus.