Mang thai mang đến cho bản thân người phụ nữ rất nhiều triệu chứng kỳ lạ – một trong số đó là cảm giác căng tức ở dạ dày. Nếu bạn đang mang thai, đôi khi, bạn có thể cảm thấy bụng căng lên, đây có thể là một trải nghiệm phiền toái cho bạn. Nhiều người sẽ cảm thấy căng bụng khi mang thai ngay từ ba tháng đầu của thai kỳ. Đó có thể là dấu hiệu của sẩy thai trong những tuần đầu, chuyển dạ sinh non hoặc đơn giản chỉ là các cơn co thắt bình thường. Cơ co thắt này cũng có thể kéo dài tới tháng cuối thai kỳ. Để hiểu rõ hơn, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
1. Bụng căng trong thời kỳ đầu mang thai (ba tháng đầu của thai kỳ)
Căng bụng khi mang thai thời kỳ đầu hoặc trong ba tháng đầu có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
1.1. Sự giãn nở của tử cung
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, tử cung của phụ nữ co giãn nhanh chóng để tạo không gian cho thai nhi đang phát triển hoặc mở rộng. Điều này có thể dẫn đến đau nhói hoặc chuột rút ở bụng.

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, bạn cũng có thể bị đau nhói ở hai bên bụng do các cơ bị kéo căng và dài ra, còn được gọi là đau dây chằng tròn.
1.2. Sảy thai
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, nếu bạn cảm thấy bụng căng cứng và đau thì đó có thể là dấu hiệu của sẩy thai. Nếu cảm giác thắt chặt trong dạ dày thực sự là triệu chứng của sẩy thai, nó sẽ đi kèm với các triệu chứng khác như đau và chuột rút ở vùng lưng dưới, ra máu, dịch mô hoặc dịch từ âm đạo.

Đặc biệt lưu ý những dấu hiệu này nếu bạn mang thai dưới 20 tuần.
1.3. Táo bón/Đầy hơi
Táo bón và đầy hơi là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ và hầu hết phụ nữ đều gặp phải. Cơn căng bụng khi mang thai có thể là do đầy hơi hoặc táo bón. Bạn cũng có thể bị đau bụng, rất khó chịu.
2. Bụng căng trong ba tháng tiếp theo của thai kỳ
Khi cơ thể bạn tiếp tục phát triển trong tam cá nguyệt thứ hai, cơn đau nhói dọc hai bên tử cung cũng sẽ tiếp tục, đây là chứng đau dây chằng tròn. Khi tử cung của bạn mở rộng, các dây chằng tròn nằm dọc theo một bên của tử cung sẽ căng ra, có thể gây đau. Bạn có thể gặp phải tình trạng căng bụng khi mang thai này nhiều hơn nếu cố cúi xuống hoặc cố đứng sau khi ngồi lâu.

Trong ba tháng cuối của thai kỳ, rất có thể bụng bạn sẽ cảm thấy căng tức và khó chịu do các cơn co thắt Braxton-Hicks. Các cơn co thắt Braxton-Hicks hoặc cơn gò có thể bắt đầu sớm nhất là vào tháng thứ tư của thai kỳ. Những cơn co thắt này không gây đau đớn như khi chuyển dạ thực sự và rất phổ biến, nhưng chúng có thể gây ra một số khó chịu và hơi đau đớn. Chúng thậm chí có thể xảy ra khi bạn quan hệ tình dục hoặc khi bạn tập thể dục.
3. Bụng căng trong giai đoạn cuối của thai kỳ (Ba tháng thứ cuối của thai kỳ)
Thai nhi đang phát triển và các chuyển động của em bé là nguyên nhân làm cho căng bụng khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ.

Do không gian bụng được chia sẻ bởi thai nhi và các cơ quan nội tạng nên bụng sẽ phình ra và căng ra. Mỡ lắng đọng dưới da cũng kéo căng nó ra xa hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng thắt chặt kéo dài hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu sắp chuyển dạ.
4. Khi nào cần đến bác sĩ?
Nên đi khám khi:
- Bạn có vài cơn đau cứng bụng mỗi ngày – tương đương có hơn 2 cơn co thắt mỗi giờ;
- Bạn cảm thấy rất đau khi cơn co thắt đến
- Bạn đang ở giai đoạn cuối của thai kỳ;
- Nghi ngờ chuyển dạ;
- Bạn bị sốt;
- Âm đạo xuất huyết;
- Bạn cảm thấy chuyển động của em bé giảm xuống.
Trong mọi trường hợp, bất cứ khi nào bạn nghi ngờ có điều gì đó bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ sản khoa nhanh nhất, tránh cơn căng bụng khi mang thai kéo dài gây nguy hiểm tính mạng, sức khỏe của cả mẹ bầu và em bé. Hy vọng các thông tin trên hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.