Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO thống kê mỗi năm trên thế giới có tới 850.000 người tử vong vì trầm cảm. Trầm cảm chiếm tới 2/3 tỷ lệ tử vong do tự sát.
1. Triệu chứng của trầm cảm là gì?

- Cảm xúc thất thường. Có khi giận giữ, hay cáu gắt, cảm giác lo lắng, bồn chồn. Tâm trạng thường buồn bã, trống rỗng.
- Khó tập trung, phản hồi thông tin chậm, suy giảm nhận thức
- Đau nhức toàn thân hoặc gặp một số bệnh tiêu hóa.
- Mất ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc ngủ nhiều
- Ở mức độ trầm cảm nặng, người trầm cảm sẽ thu mình, né tránh giao tiếp, suy nghĩ tiêu cực hoặc có hành vi, suy nghĩ muốn tự sát.
2. Phân loại bệnh trầm cảm
2.1. Rối loạn trầm cảm nặng
Rối loạn trầm cảm nặng (major depressive disorder – MDD) là biểu hiện bệnh lý nghiêm trọng. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ thường rơi vào trạng thái tuyệt vọng, buồn bã. Các suy nghĩ này sẽ kéo dài xuyên suốt và chỉ có tệ hơn chứ không thể biến mất.

Những người được chẩn đoán mắc MDD sẽ được thể hiện thông qua 5 triệu chứng dưới đây:
- Tâm trạng thường xuyên chán nản
- Mất hứng thú với các hoạt động yêu thích
- Cân nặng tăng giảm thất thường
- Ngủ nhiều hoặc mất ngủ kéo dài
- Cảm giác bản thân mình không có giá trị, tự ti, tội lỗi
- Mất tập trung
- Muốn tự tử hoặc đã từng suy nghĩ đến cái chết.
2.2. Rối loạn trầm cảm kéo dài
Rối loạn trầm cảm kéo dài (persistent depressive disorder – PDD) là dạng trầm cảm nhẹ hơn hơn nhưng thuộc dạng mãn tính, kéo dài. Thời gian thường trên 1 năm. Tuy nhiên, PDD sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống, tâm lý hơn.

Các biểu hiện mức độ trầm cảm PDD cụ thể như:
- Tuyệt vọng, mất hứng thú với mọi việc thường ngày
- Tự ti, hay suy nghĩ tiêu cực
- Giảm hiệu suất làm việc
Các mức độ trầm cảm hiện nay
Mức độ trầm cảm sẽ được đánh giá thông qua Bảng điểm đánh giá lâm sàng mức độ trầm cảm (Clinical Rating Score for Depression Severity)
Tiêu chuẩn |
Điểm |
Nhìn không có trầm cảm |
0 |
Nhìn có vẻ trầm cảm nhẹ |
1 |
Nhìn trầm cảm rõ, nhưng khí sắc có thể giao động |
2 |
Nhìn rất trầm cảm và khí sắc liên tục như vậy |
3 |
Không có biểu hiện kích động hoặc chậm chạp |
0 |
Có biểu hiện kích động nhẹ hoặc chậm chạp nhẹ |
1 |
Có biểu hiện kích động hoặc chậm chạp rõ ràng nhưng không thường xuyên | 2 |
Biểu hiện rất kích động hoặc chậm chạp và liên tục | 3 |
- 0 điểm: Không trầm cảm
- 1 – 4 điểm: Mức độ trầm cảm nhẹ
- 5 – 8 điểm: Mức độ vừa
- 9 – 12 điểm: Mức độ nặng
Trầm cảm là mối lo ngại hiện nay. Nhất là tỷ lệ mắc trầm cảm tại Việt Nam và thế giới xuất hiện ở độ tuổi rất trẻ. Đặc biệt là những người phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống, công việc. Mức độ trầm cảm nặng có thể mang đến nhiều hệ lụy trong cuộc sống. Thậm chí nhiều người thường xuyên nghĩ đến chuyện tự tử hoặc có ý định tự tử. Vì thế nên thăm khám kịp thời nếu có dấu hiệu trầm cảm. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin về căn bệnh này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.