Thuốc lợi tiểu là một nhóm thuốc loại bỏ nước và chất điện giải ra khỏi cơ thể bằng cách tăng cường đi tiểu. Chúng thường được sử dụng để điều trị tăng huyết áp. Huyết áp cao có thể là một yếu tố góp phần phát triển các dạng bệnh tim khác nhau. Bên cạnh thuốc huyết áp lợi tiểu kê đơn thì cũng có rất nhiều thảo mộc tự nhiên có tác dụng lợi tiểu tốt cho người cao huyết áp.
1. Trà mùi tây
Mùi tây từ lâu đã được sử dụng như một loại thuốc huyết áp lợi tiểu trong y học dân gian. Theo truyền thống, nó được pha như một loại trà và uống nhiều lần trong ngày để giảm giữ nước.
Các nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng nó có thể làm tăng lưu lượng nước tiểu và có tác dụng lợi tiểu nhẹ.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào trên người kiểm tra xem mùi tây có hiệu quả như một loại thuốc lợi tiểu hay không.
Do đó, hiện vẫn chưa rõ liệu nó có tác dụng tương tự ở người hay không, và nếu có thì liều lượng nào là hiệu quả nhất.
Mùi tây theo dân gian được sử dụng như một loại thuốc lợi tiểu và có thể có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào được chứng minh trên người, vì vậy tác dụng của nó vẫn chưa rõ ràng.
Ngoài ra, mùi tây có chứa flavonoid là hợp chất có khả năng liên kết với các thụ thể adenosine A1. Điều này giúp làm tăng việc sản sinh nước tiểu.
Trà mùi tây là một trong những phương pháp điều trị giúp thoát khỏi tình trạng giữ nước
Thành phần:
1 bó hoặc 15 gam mùi tây tươi;
1/4 quả chanh;
250 ml nước sôi.
Cách làm:
Rửa sạch và cắt nhỏ mùi tây. Cho rau mùi tây vào cốc có nước sôi và để từ 5 đến 10 phút. Cuối cùng, lọc lấy nước, để nguội rồi uống trà nhiều lần trong ngày.
Lưu ý: phụ nữ có thai hoặc những người đang dùng thuốc chống đông máu hoặc các loại thuốc lợi tiểu khác không nên sử dụng trà mùi tây làm thuốc huyết áp lợi tiểu.
2. Hoa dâm bụt
Dâm bụt là loại cây hoa thường được sử dụng để làm trà thuốc.
Mặc dù có chưa có nhiều chứng minh đây là một vị thuốc huyết áp lợi tiểu. Tuy nhiên, trà hoa dâm bụt được cho là có một số lợi ích sức khỏe khác hỗ trợ sức khỏe tim mạch, hỗ trợ điều trị tiểu đường loại 2, chống nhiễm trùng do vi khuẩn,…
Cho đến nay, một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trên động vật đã chỉ ra rằng nó có thể có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Một nghiên cứu ở Thái Lan đã cho 18 người uống 3 gam dâm bụt hàng ngày trong 15 ngày. Tuy nhiên, họ phát hiện ra rằng điều này không ảnh hưởng đến lượng nước tiểu.
Nhìn chung, kết quả chưa thực sự rõ ràng. Mặc dù có nghiên cứu đã cho thấy tác dụng lợi tiểu ở động vật. Tuy nhiên, các nghiên cứu nhỏ ở những người dùng dâm bụt cho đến nay đã không cho thấy bất kỳ tác dụng lợi tiểu nào. Dâm bụt có thể có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Tuy nhiên, nó vẫn chưa được chứng minh hiệu quả trong một nghiên cứu trên người.
3. Trà cỏ đuôi ngựa
Trà cỏ đuôi ngựa là một phương thuốc thảo dược được làm từ cây cỏ đuôi ngựa. Nó đã được sử dụng như một loại thuốc lợi tiểu trong nhiều năm và có bán trên thị trường cả dưới dạng trà và ở dạng viên nang.
Một nghiên cứu nhỏ ở 36 người đàn ông cho thấy cỏ đuôi ngựa có hiệu quả như thuốc lợi tiểu hydrochlorothiazide. Mặc dù cỏ đuôi ngựa thường được coi là an toàn, nhưng nó không được khuyến khích sử dụng lâu dài. Với những người bệnh thận hoặc tiểu đường thì càng không nên dùng.
Trên thực tế, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận tác dụng lợi tiểu của nó
Lưu ý: Hãy nhớ rằng các phương pháp điều trị bằng thảo dược cũng có thể chứa nhiều lượng thành phần hoạt tính khác nhau, vì vậy tác dụng của chúng có thể khác nhau.
Trà cỏ đuôi ngựa là một phương thuốc thảo dược được làm từ cây cỏ đuôi ngựa.
4. Hạt thì là Ba Tư (Caraway)
Caraway là một loài thực vật có lông còn được gọi là cây thì là kinh tuyến hoặc thì là Ba Tư. Nó thường được sử dụng như một loại gia vị trong nấu ăn, đặc biệt là trong các loại thực phẩm như bánh mì, bánh ngọt và món tráng miệng.
Các liệu pháp cổ xưa sử dụng thực vật làm thuốc, chẳng hạn như Ayurveda ở Ấn Độ, sử dụng caraway cho nhiều mục đích y học, bao gồm rối loạn tiêu hóa, đau đầu và ốm nghén. Trong y học Maroc, caraway còn được dùng làm thuốc huyết áp lợi tiểu.
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất caraway ở dạng lỏng làm tăng đáng kể lượng nước tiểu trong 24 giờ. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu duy nhất về tác dụng lợi tiểu của caraway.
Caraway đã được chứng minh là làm tăng lượng nước tiểu của chuột trong 24 giờ. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào trên người, vì vậy cần phải nghiên cứu thêm.
5. Trà bồ công anh
Bồ công anh là một loại thảo dược để tăng sản sinh nước tiểu và loại bỏ tình trạng giữ nước. Loại cây này có tác dụng như một loại thuốc huyế áp lợi tiểu tự nhiên. Vì nó rất giàu kali, là một loại khoáng chất có tác dụng bổ thận và làm tăng sản sinh nước tiểu.
Bồ công anh là một loại thảo dược để tăng sản sinh nước tiểu và loại bỏ tình trạng giữ nước
Thành phần
15g lá và rễ bồ công anh;
250 ml nước sôi.
Cách làm:
Đổ nước sôi vào cốc sau đó cho bồ công anh vào và để ngấm trong 10 phút. Lọc bỏ rễ và lá. Bạn có thể uống nước từ 2-3 lần một ngày.
Lưu ý: Không nên sử dụng loại cây này nếu bạn đang mang thai hoặc nếu bạn có vấn đề về sức khỏe ở đường mật hoặc bị tắc ruột.
6. Thìa là đen (Nigella sativa)
Nigella sativa, còn được gọi là “thìa là đen” có nhiều đặc tính y học, bao gồm cả tác dụng lợi tiểu.
Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng chiết xuất Nigella sativa có thể làm tăng sản xuất nước tiểu và giảm huyết áp ở chuột bị huyết áp cao.
Tác dụng này có thể được giải thích một phần là do tác dụng lợi tiểu của nó. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào trên người được thực hiện. Ngoài ra, liều lượng được sử dụng trong các nghiên cứu cao hơn nhiều so với lượng bạn được phép sử dụng.
Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng Nigella sativa có thể là một loại thuốc lợi tiểu hiệu quả cho động vật bị huyết áp cao. Tác dụng của nó ở người và động vật có huyết áp bình thường vẫn chưa được biết.
7. Trà xanh và trà đen
Cả trà đen và trà xanh đều chứa caffeine và có thể hoạt động như thuốc lợi tiểu. Ở chuột, trà đen đã được chứng minh là có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Điều này được cho là do hàm lượng caffeine của nó.
Cả trà đen và trà xanh đều chứa caffeine và có thể hoạt động như thuốc lợi tiểu.
Hàm lượng caffein trong trà xanh và trà đen có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Tuy nhiên, hiệu ứng này sẽ biến mất khi uống quá nhiều và tạo hiệu ứng “nhờn”. Do đó, nó không có khả năng hoạt động như một loại thuốc huyết áp lợi tiểu ở những người thường xuyên uống những loại trà này.
8. Các cách khác để giảm giữ nước trong cơ thể
Tập thể dục: Hoạt động thể chất có thể giúp loại bỏ chất lỏng thừa bằng cách tăng lưu lượng máu đến các mô và khiến bạn đổ mồ hôi.
Tăng lượng magiê: Magiê là một chất điện giải giúp điều chỉnh cân bằng chất lỏng. Bổ sung magiê đã được chứng minh là giúp giảm tích nước ở phụ nữ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt.
Ăn thực phẩm giàu kali: Ăn thực phẩm giàu kali có thể làm tăng sản xuất nước tiểu và giảm nồng độ natri, giảm giữ nước.
Uống đủ nước: Mất nước có thể làm tăng nguy cơ trữ nước trong cơ thể.
Ăn ít muối: Chế độ ăn nhiều muối có thể thúc đẩy quá trình giữ nước.
Tập thể dục,ăn ít muối và ăn nhiều thực phẩm giàu kali có thể giúp giảm tích nước. Phụ nữ bị hội chứng tiền kinh nguyệt nên bổ sung magiê.
Mặc dù các thảo dược trên được coi là thuốc huyết áp lợi tiểu có hiệu quả. Tuy nhiên, nó sẽ không có tác dụng nếu bạn có một chế độ sinh hoạt thiếu khoa học. Đặc biệt nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thảo dược nào. Hy vọng các thông tin trên hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
SongKhoe247.vn là chuyên trang chia sẻ kiến thức miễn phí về Sức Khoẻ. Chúng tôi hoạt động với sứ mệnh: TRUYỀN CẢM HỨNG & TẠO ĐỘNG LỰC nhằm mang đến cho mỗi người Việt Nam một SỨC KHOẺ & VẺ ĐẸP TOÀN DIỆN.